Rượu vang Ý

TÌM HIỂU VỀ RƯỢU VANG Ý  

RƯỢU VANG ÝNgười ta nói rằng mỗi quốc gia sản xuất rượu vang đều có một số những vùng đất nào đó đặc biệt thích hợp cho việc trồng nho làm rượu. Với nước Ý(Italy), toàn thể quốc gia này là cả một vườn nho rộng lớn mênh mông.

Nước Ý trải dài từ dãy núi Alps đỉnh cao tuyết phủ trên miền Bắc, xuống đến đảo Sicily quanh năm nắng ấm giữa Địa Trung Hải ở miền Nam, theo một chiều dài tới 760 miles. Chỗ nào cũng sản xuất rượu vang cả, nhưng vì điều kiện địa dư và khí hậu khắc hẳn nhau nên rượu vang ở mỗi khu vực đều có đặc điểm nổi bật riêng của nó.

Đối với nhân dân Ý, rượu vang là một thứ đương nhiên trong cuộc sống hằng ngày, cũng giống như bánh mì và dầu olive vậy. Hơn thế nữa, nó còn là một thành phần quan yếu trong nền văn hóa, lịch sử và cả trong tâm thức của họ.

Suốt mấy ngàn năm lịch sử, vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là nước Ý chỉ là một loạt những lãnh địa riêng biệt, mỗi lãnh địa được đặt dưới quyền cai trị của một vị lãnh chúa. Chỉ mới 150 năm nay các lãnh địa này mới được hợp nhất thành một quốc gia, nhưng mỗi vùng đất vẫn còn giữ những tập tục và truyền thống làm rượu vang riêng biệt .

Bởi vậy, khi tìm hiểu về rượu vang Ý, ta không thể không biết đến những đặc tính của mỗi vùng từ Bắc chí Nam. Nhưng trước khi đi sâu vào chi tiết của từng vùng, ta cần biết đại khái về luật lệ rượu vang Ý, được áp dụng chung toàn quốc.

 

 ruou vang y

 

LUẬT LỆ RƯỢU VANG Ý

Mặc dù nước Ý đã sản xuất từ mấy nghìn năm trước, nhưng mãi đến năm 1963 mới có một hệ thống luật lệ được ban hành và có hiệu lực trên toàn quốc, mô phỏng theo hệ thống AOC ở Pháp. Tuy nhiên, đạo luật năm 1963 có quá nhiều khuyết điểm nên đã được sữa lại trong suốt thập niên 1980 và đến năm 1992 thì một đạo luật mới được ban hành. Luật mới này làm sáng tỏ tình hình rượu vang vốn rất lộn xộn ở Ý, bằng cách thiết lập ra một hình Kim Tự Tháp mô tả các điều lệ cho từng cấp bậc của rượu vang Ý:

-  Tầng thấp nhất, nhưng lớn nhất, là Vino da Tavola, gồm những thứ rượu chẳng có gì đặc sắc, giá tiền rất rẻ, được sản xuất ở bất cứ nơi nào trong nước.

-  Tầng cao hơn là tầng IGT (Indicazione Geografica Tipica), tương tự như Vin de Pays của Pháp. Đây là một vùng xuất xứ từ một vùng địa dư rõ rệt và tên của loại nho dùng để làm ra nó có thể được nêu trên nhãn hiệu. Cấp bậc IGT chỉ mới được đặt ra hồi sau này để chỉ định những thứ rượu ngoại hạng, rất ngon, nhưng không theo đúng truyền thống và luật lệ.

-  Lên cao hơn nữa là tầng DOC(Denominazione di Origine Controllata). Những DOC nào ít được sử dụng sẽ bị dẹp bỏ và những DOC nào tỏ ra có phầm chất tốt đáng tin cậy thì được nâng cấp lên hàng DOCG. Nhưng muốn được nâng lên hàng DOCG cũng phải đã có quy chế DOC ít nhất là 5 năm.

-  Trên đỉnh tháp là tầng DOCG(Denominazione di Origine Controllata e Guarantita). Lúc ban đầu, khoảng 1980, chỉ có 5 vùng sản xuất được quy chế DOCG, Vino, Barbaresco, Chianti, Brumello di Montalcino, Vino Nobile di Montepulciano). Nhưng tù hồi đó tới nay đã có thêm nhiều vùng làm rượu ngon khác được dành cho quy chế này.

luat le ruou vang y

 

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XẾP HẠNG CAO

Rượu DOC/DOCG phải đáp ứng những tiêu chuẩn đòi hỏi rất phức tạp của chính phủ, đáng kể nhất là:

Loại nho được sử dụng: Những thứ rượu cao cấp chỉ có thể được làm bằng một số loại nho nào đó, theo một công thức hay tỉ lệ do chính phủ ấn định, dựa trên lề lối cổ truyền.

Lượng nho được thu hoạch: Trên mỗi hectare ruộng đất, nhà nông chỉ được phép thu hoạch một số lượng nho tối đa hạn định. Mục đích là để đảm bảo rằng trái nho đủ cô đọng để có phẩm chất tốt.

Thời gian tối thiểu ngâm trong thùng gỗ sồi: Mỗi loại rượu phải được nằm nghỉ dưới hầm một thời gian ít nhất là bao lâu và phải được ngâm trong thùng gỗ sồi ít nhất mấy tháng trước khi đem ra bán.

Cấp DOC

Trên lý thuyết, rượu DOC phải đáp ứng nhiều đòi hỏi của chính quyền để dảm bảo là phẩm chất tốt. Nhưng trong thực tế, giới hữu trách không có khả năng và phương tiện để kiểm soát chặt chẽ tiến trình sản xuất.

Lý do là vì hiện có tới 315 vùng trên toàn quốc được quy chế DOC, làm ra chừng 800 thứ rượu khác nhau, bao gồm từ rượu đỏ, trắng, rose cho tới rượu sủi bọt. Với con số quá lớn và ngày càng lớn đó, chính phủ không sao theo dõi được đầy đủ sựu tuân thủ. Do đó, các nông gia thường thu hoạch những số lượng nho vượt quá mức tối đa hạn định cho mỗi hectare ruộng đất và các đường ranh giới của những vùng có quy chế DOC nhiều khi cũng không được xác định rõ ràng.

Mặc dù vậy, hệ thông DOC cũng đã tỏ ra rất hữu ích trong những năm qua và đã giúp cải tiến phẩm chất của rượu vang Ý một cách liên tục và rõ rệt.

Cấp DOCG

Muốn có quy chế DOCG thì rượu vang, sau khi đã được quy chế DOCG ít nhất là 5 năm, phải đủ tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra và cod phẩm chất cao. Rượu DOCG đều mang đến một dấu ấn đặc biệt có đánh số của chính phủ và không được bắn trong những chai hay những bình lớn quá 5 lít.

Cho tới dầu năm 2008, mỡi chỉ có 35 khu vực và loại rượu xuất sắc được quy chế DOCG.

Cấp IGT

Vào thập niên 1970, sự gò bó chặt ché của hệ thống DOC/DOCG khiến cho nhiều nhà làm rượu có tinh thần sáng tạo ở Tuscany cảm thấy mình bị trói buộc quá nhiều.

Họ muốn thử nghiệm những loại nho mới, những phương pháp mới, vượt ra ngoài khuôn mẫu cũ. Nhưng nếu không tuân thủ sự trói buộc đó thì rượu vang của họ chẳng những không được quy chế DOC hay DOCG, mà còn bị xếp vào hạng thấp nhất là Vino da Tavola.

Cuối cùng thì họ bất chấp, dù có bị hạ xuống hạng chót. Họ cứ tự do làm theo ý mình, miễn sao tạo được thứ rượu ngon nhất.

Và họ đã thành công. Những thứ rượu “cách tân và phá lệ” này, làm bằng các loại nho hợp khẩu vị quốc tế thay vì nho bản xứ của Ý, đã được các nhà phê bình nồng nhiệt khen ngợi và công chúng tích cực đón nhận, giá bán có thể từ $100 đến $200 mà giới tiêu thụ vẫn mua. Điển hình là những chai rượu tuyệt hảo làm tại vùng Tuscany, được gọi là “Super-Tuscan”.

Điều này tạo ra tình trạng mỉa mai là có những chai rượu, theo luật thì chỉ là những hạng Vino da Tavola thôi, mà bán đắt gấp đôi hoặc gấp ba lần những chai DOCG cao cấp nhất. Bộ Canh Nông Ý không thể làm ngơ trước hiện tượng đó nên đành phải chấp nhận thực trang và đặt ra một cấp bậc mới là IGT vào năm 1992, dành cho những thứ rượu ngon siêu đẳng nhưng vượt ra ngoài quy luật của hệ thống DOC. Kể từ hồi đó, những thứ rượu ngoại lệ này đã gia tăng rất mau lẹ và cho tới nay đã có 118 thứ được xếp hạng vào IGT, kể cả những chai Super-Tuscans. 

ruou vang y

 

KHUYNH HƯỚNG CẢI TIẾN

Điều này cho thấy một làn sóng đổi mới đã diễn ra rất mãnh liệt trong lãnh vực rượu vang Ý trong vòng vài chục năm gần đây. Thực vậy, cho mãi đến thập niên 70 và 80, thế hệ các nông gia làm rượu vang theo lối cổ truyền vẫn chỉ chú trọng đến việc sản xuất sao cho thật nhiều, dùng những thứ nho phẩm chất tầm thường sẵn có ở địa phương nên rượu làm ra cũng tầm thường nhu vậy.

Nhưng dẫn đến, thế hệ con cháu của họ gồm những người trẻ trung, hăng hái, học thức cao hơn đã thay thế họ. Thay vì chỉ trồng nho thật nhiều để đem bán cho hợp tác xã làm kế sinh nhai, lớp người trẻ dám vay vốn đầu tư, trồng lại nho bằng những giống tốt hơn, sắm dụng cụ máy móc tân tiến, mua thùng gỗ sồi mới, xây dựng hầm chứa rượu và tạo ra những thứ rượu với phẩm chất hoàn toàn vượt trội hơn xưa.

Kết quả là rượu vang Ý hiện nay đang được thị rường thế giới hân hoan đón nhận và càng ngày càng lấn chiếm ngôi vị độc tôn của rượu Pháp.

CÁC VÙNG LÀM RƯỢU CHÍNH CỦA Ý

Để dễ nhớ, ta có thể phân chia nước Ý thành 4 miền: Tây Bắc, Đông Bắc, Trung ương và cuối cùng là Miền Nam với các Hải Đảo. Mỗi miền bao gồm một số vùng làm rượu với những cá tính nổi bật của nó.

  1.   Miền Tây Bắc: Gồm 5 vùng:
  •  Valle d’ Aosta
  •  Piedmont
  •  Liguria
  •  Lombardi
  •  Emilia-Romagna
  1.         Miền Đông Bắc: Gồm 3 vùng thường được gọi chung là Tre-Venezie
  • Trentino-Alto-Adige
  • Friuli-Venezia-Giulia
  • Veneto
  1.      Miền Trung: Gồm 5 vùng:
  • Tuscany
  • Umbria
  • Marches
  • Abruzzi
  •  Molise
  1.      Miền Nam và các Hải Đảo: Gồm 6 vùng:
  • Campania
  • Basilicata
  • Sicily
  • Apulia
  •  Calabria
  • Sardinia

3 VÙNG RƯỢU Ý QUAN TRỌNG NHẤT

Trong số 19 vùng trên đây, vùng nào cũng có làm ra rượu vang ngon, nhưng chúng ta sẽ chỉ tập trung vào 3 vùng quan trọng nhất là Piedmont, TuscanyVeneto. Lý do là vì:

  • Về khối lượng, 3 vùng này sản xuất một phần rất lớn trong tổng sản lượng rượu vang của Ý.
  • Về phẩm chất, phần lớn nhũng thứ rượu thượng hạng, loại DOCG và DOC, ddeuf nằm trong vùng đó.

-      Về danh tiếng và lợi nhuận, những thứ rượu tốt của 3 vùng này được xuất cảng rất nhiều ra các nước ngoài nên được giới tiêu thụ biết đến, khiến cho rượu Ý được nổi danh thế giới và thu về rất nhiều ngoại tê, còn rượu ngon của các vùng khác thì hầu hết chỉ được đem bán ngay tại chỗ hoặc bên trong nước Ý cho dân địa phương dùng hằng ngày nên tên gọi của chúng vẫn con xa lạ đối với thị trường quốc tế và lợi nhuận thu được không nhiều lắm.

NHỮNG LOẠI NHO CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở MỖI VÙNG

Tên vùng

Rượu đỏ

Rượu trắng

Tên nho

Piedmont

Barolo và Barbaresco

 

Nebbiolo

 

Gattinara

 

Nebbiolo, Bonarda, Vespolina

 

Barbera d’Alba

 

Barbera

 

Dolcetto

 

Dolcetto

 

 

Gavi

Cortese

Tuscany

 

 

 

 

Chianti, Chianti Classio

 

Sangiovese, Canaiolo, vài thứ khác

 

Brunello di Montalcino

 

Sangiovese Grosso

 

Vino Nobile di Montepulciano

 

Sangiovese, Canaido và vài thứ nữa

 

Carmignano

 

Sangiovese, Carbernet Sauvignon

 

Super-Tuscans

 

Carbernet Sauvignon, Sangiovese

Veneto

 

 

 

 

 

Soave

Garganega, Tebbiano, vài thứ khác

 

Valpolicella

 

Corvina, Rondinella, Molinara

 

Amarone

 

Corvina, Rondinella, Molinara

 

Bardolino

 

Corvina, Rondinella, Molinara

 

 

Bianco di Custoza

Trebbiano, Garganega, Tocai

 

 

Lugana

Trebbiano

 

PIEDMONT

Chữ Piedmont bắt nguồn từ tiếng Pháp Pied de Montagne có nghĩa là chân núi, vì nó ở ngay dưới dãy núi Alps. Do đó vùng đất này có nhiều cao nguyên, đồi núi, khí hậu rất lạnh về mùa Đông. Nhưng thoai thoải dốc về phía Đông Nam là vùng đồng bằng của thung lũng sông Po, khí hậu ấm áp, đất cát phì nhiêu và là nơi sản xuất ra những thứ rượu đỏ ngon tuyệt, được cả thế giới biết tiếng như Barolo, Barbaresco vad Gattinara.

Cả 3 thứ này đều được làm bằng một loại nho đỏ thổ sản của Ý, có nhiều tannin, nhiều acid là Nebbiolo.

Rượu Barolo, theo luật Ý, phải được làm bằng 100% Nebbiolo nên màu thẫm và mùi vị rất đậm đà, mạnh mẽ. Nó phải được nghỉ yên ở dưới hầm ít nhất là 3 năm (trong đó có 2 năm đựng trong thùng gỗ sồi) để chất tannin và acid bắt đầu dịu xuống mới có thể được bán ra thị trường. Loại Riserva thì phải ở dưới hầm ít nhất 5 năm(3 năm trong thùng gỗ sồi).

Barbaresco cũng được làm bằng 100% Nebbiolo nên mùi vị giống như Barolo, nhưng chỉ phải để ở dưới hầm 2 năm (gồm ít nhất 1năm trong thùng gỗ sồi). Gattianara thì được làm bằng ít nhất 86% Nebbiolo, 14% còn lại là 2 loại nho Bonarda và Vespolina, được pha chế thêm vào cho dịu bớt.

Mấy loại nho đỏ khác rất phổ thông ở Piedmon là Dolcetto và Barbera. Dolcetto làm ra những thứ rượu nhẹ nhàng, tươi mát theo kiểu Beaujolais của Pháp. Barbera là thứ rượu uống hằng ngày của dân chúng trong vùng, và mỗi vùng lại có những đặc điểm thơm ngon riêng biệt của nó, thí dụ Barbera d’Alba hay Barbera d’Asti. Những thứ này mà uống với mấy móm đặc sản của Ý như Sausage, Prosciutto và những đĩa Spaghetti trong các quán nhỏ gọi là Trattoria thì rất thích thú, mặc dầu nó chỉ thuộc loại bình thường.

Về rượu trắng, vùng Piedmont sản xuất ra thứ rượu sủi bọt rất được hoan nghênh là Moscato d’Asti, hay gọi ngắn gọi là Asti. Nó là một thứ Champagne ở chỗ hầu hết những chai Asti đều rất ngọt và giá tiền chỉ vào khoảng 1/3 của chai Champagne. Rượu Asti được làm bằng nho Moscato(Muscat) một loại nho có mùi thơm và vị ngọt. Trong số những thứ rượu trắng loại không ngọt và không sủi bọt, dùng để uống bữa ăn hằng ngày, thì nổi bật nhất là Gavi, được làm bằng nho Cortese.

Một sản phẩm quan trọng khác của Piedmon là rượu Vermouth. Vermouth không phải là rượu vang chính thống, nhưng muốn được nhãn hiệu Vermouth, nó phải chứa đựng ít nhất 70% rượu vang. 30% còn lại là những thứ rượu mạnh khác để tăng cường nồng độ và lại trộn thêm gia vị lấy từ rễ cây và hoa cỏ để có mùi thơm.

TUSCANY

Tuscany là vùng sản xuất ra nhiều thứ rượu ngon được xếp vào hạng DOCG hơn bất cứ vùng nào khác trên nước Ý. Loại nho chủ lực Tuscany từ hồi xưa tới bây giờ vẫn là Sangiovese. Tù những cây nho Sangiovese tốt nhất, người ta đã dùng phương pháp tạo sinh vôt tính (cloning) để tạo ra những giống nho mới, hoàn toàn tốt như Brunello, Sangioveto và Prugnolo Gentile. Những giống nho này là thành phần chính yếu của mấy thứ rượu đỏ có tiếng ở đây:

  • Brunello di Montalcino, Rosso di Montalcino
  • Morellino
  • Carmignano
  • Vino Nobile di Montalpulciano
  •  Chianti, Chianti Classico

Rượu Brunello bây giờ chỉ phải ngâm trong thung gỗ sồi một thời gian tối thiểu là 2 năm thay vì 3 năm như trước đây. Kết quả là nó còn giữ được mùi vị tươi mát của nước nho nhiều hơn và dễ uống hơn.

Ngay cả Barolo cũng được giảm nhẹ bớt những đòi hỏi nữa. Theo sự cải cách mới đây theo luật lệ DOCG, thì rượu Barolo chỉ phải ngâm trong thùng gỗ sồi 1 name thôi và nồng độ alcohol tối thiểu được hạ xuống còn 12.5%.Ttrước kia, Barolo bắt buộc phải nằm trong thùng gỗ sồi ít nhất 2 năm và nồng độ alcohol thấp nhất cũng phải là 13%.

Các chuyên gia thường khuyến nghị rằng khi bạn mới bắt đầu làm quen với rượu đỏ của vùng Piedmont, bạn nên uống những thứ rượu có tính chất nhẹ nhàng trước đã, thí dụ như Barbera và Dolcetto. Kế đó mới tiến dần lên loại đậm đà hơn chẳng hạn như Barbaresco và sau cùng bạn hãy thưởng thức đến rượu Barolo với mùi vị thật mạnh mẽ.

Về rượu trắng vùng Tuscany thì xuất sắc nhất là Vernaccia di San Gimignano, làm bằng loại nho trắng Vernaccia, được trồng ở chung quanh thành phố cổ kính San Gimignano. Nó là thứ rượu trắng đầu tiên của Ý được quy chế DOC vào năm 1966, rồi đến năm 1993 thì nó được nâng cấp lên hạng DOCG.

Nổi bật hơn cả trong toàn vùng Tuscany là mấy khu vục dưới đây:

Brunello di Montalcina (DOC 1966, DOCG 1980)

Giống như một hòn đảo nổi lên giữa vùng đất bằng phẳng, thị trấn Montalcino ở các thành phố chính Siena chừng 20 miles về phía Nam. Vào thời Trung Cổ, nó là một thành trì kiên cố bảo vệ tòa lâu đài của vị lãnh chúa và các cư dân tại đây, chống lại giặc giã từ ngoài tới đánh. Du khách tới thăm thị trấn này hiện giờ, ngoài cái thú được uống rượu ngon ngay tại địa phương, còn có thể thưởng ngoạn rất nhiều di tích lịch sử cổ xưa.

Loại nho để làm ra rượu Brunello di Montalcino phải là Sangivese “Brunello” 100%. Rượu phải được ngâm ít nhất 2 năm thùng gỗ sồi, rồi nằm nghỉ thêm 2 năm nữa tổng cộng là 4 năm. Nếu là Riserva thì phải 5 năm, kể cả 6 tháng bắt buộc nằm trong chai. Rượu chỉ được đưa ra thị trường sau ngày mồng 1 tháng giêng của năm thứ 5 sau mùa hái nho để làm ra nó. Thí dụ: Một chai Brunello di Montalcino 2000 thì phải đợi đến sau ngày mồng 1 tháng giêng 2005 mới được đem ra bán. Nếu là loại Riserva thì thời gian chờ đợi là 6 năm.

 

Chanti (DOC 1967, DOCG 1984)

Chianti là một khu vực rộng lớn mênh mông ở ngay trung tâm của vùng Tuscany. Rượu Chanti phải được làm bằng nho Sangiovese, ít nhất là 75%, Canaiolo Nero nhiều nhất là 10%, Trebbiano và Malvasia nhiều nhất là 10% và được phép dùng những thứ nho khác nhiều nhất là 10%. Những thứ rượu có đề chữ Chianti Colli Aretini, Chianti Senesi, Colline Pisane và Montalbano phải đợi đến sau ngày mồng 1 tháng 3 của năm tiếp theo ngay sau mùa hái nho mới được đưa ra bán. Nếu là Colli Fiorrntini, Rufina, Montespertoli hay Superiore thì phải đợi đến sau ngày mồng 1 tháng 6 của năm tiếp theo mùa hái nho. Nếu là loại Rierva thì thời gian chờ tối thiểu là 2 năm.

 

Chianti Clasico (DOC 1967, DOCG 1984, MODIFIED 1996)

Vùng Chianti Classio nằm trên những ngọn đồi có nhiều rừng cây bao phủ ở quãng giữa 2 thành phố Florence và Siena. Loại nho để làm ra Chianti Classico phải là Sangiovese từ 75% đến 100%, Canaiolo Nero nhiều nhất 10%, Trebbiano và Malaysia cho đến 6% và các loại nho khác được sử dụng nhiều nhất là 15%. Thời gian nằm nghỉ phải ít nhất 1 năm, tức là phải đợi đến sau ngày mồng 1 tháng 10 của năm kế tiếp mùa nho mới được đem ra bán, Riserva thì phải đợi đến mùa Xuân của năm thứ 3 sau mùa hái nho mới được đưa ra thị trường. Những chai Chianti Classico đều có hình con gà trống màu đen làm biểu hiện.

Hồi xưa, luật DOC của vùng Chianti cho phép sử dụng tới 30% nho trắng để làm ra thứ rượu đỏ này. Nho trắng như Malaysia vad Trebbiano thường rẻ hơn và phẩm chất không tốt bằng nho đỏ Sangiovese, cho nên rượu Chianti loại rẻ thường được không ngon.

Ngoài ra, luật lại còn cho phép dùng 10% rượu vang của những vùng ô danh khác để pha chế vào rượu Chianti, khiến cho nó bị loãng ra thêm nữa. May mắn thay, đến năm 1984, khi rượu Chianti được nâng cấp lên hàng DOCG, thì luật lệ đã thay đổi và các tiêu chuẩn về phẩm chất được xiết chặt hơn nhiều.

VINO NOBILE DI MONTEPULCIAMO

Đây là khu vực làm rượu nhỏ hơn cả so với mấy nới nổi tiếng kể trên. Cũng giống như Montalcino, thị trấn Montepulciano với những bức tường thành kiên cố bao quang tòa lâu đài được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước đây, tạo cho nó cái phong vị của một thành phố lịch sử cổ kính, rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Tuy các nông gia ở địa phương đã có một truyền thống làm rượu từ lâu đời nhưng phẩm chất của Vino Noble di Montepulciano thì chỉ mới được nâng cấp cao rõ rệt từ những năm 1980 tới nay, nhờ những nỗ lực của một số các nhà làm rượu có đầu óc cải tiến như hãng Poliziano chẳng hạn.

Vino Nobile làm bằng nho Prugnolo Gentile, một thứ “clone” của Sangiovese, cùng với một số các loại nho bản xứ khác thêm thắt vào. Phẩm chất của nó vẫn đậm đà, mềm mại gần được như Brunello di Montalcino.

 

Được xếp vào hạng đàn em của Vino Nobile là một loại rượu đỏ giản dị hơn nhưng mùi vị rất nhẹ nhàng, tươi mát, gọi là Rosso di Montepulciano để uống trong những bữa ăn thường ngày.

 

SUPER-TUSCAN

Super-Tuscan không phải là một cấp bậc chính thức của rượu vang Ý, mà chỉ là cái tên gọi do các nhà sản xuất và giới tiêu thụ đặt ra để chỉ định những thứ rượu thơm ngon xuất sắc nhưng vượt ra ngoài luật lệ của vùng Tuscany.

Những thứ rượu này được nhà cầm quyền xếp vào cấp bậc IGT vì nó không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của luật DOC/DOCG.

Bolgheri, một thị trấn nhỏ trong vùng Tuscany nằm ở gần bờ biển, được coi là nơi đã phát khỏi làn sóng đổi mới về phương pháp trồng nho và làm rượu, nhằm mục đích cải tiến  phẩm chất của rượu vang Ý, bất chấp những luật lệ và truyền thống cổ xưa.

Những thứ rượu được gọi là “Super Tuscans” của vùng nàt đã được tới trình độ thơm ngon đến mức khiến cho cả thế giới phải sững sờ kinh ngạc. Sự thành công của các nhà làm rượu ở Tuscany đã đẩy mạnh phong trào đổi mới ra khắp nước Ý.

Có phải tất cả các thứ rượu “ Super-Tuscan” đều tuyệt hảo và rất đắt tiền không?

 Không phải. Super Tuscan chỉ có nghĩa là những thứ rượu ở vùng Tuscany được làm theo những công thức mới lạ, vượt ra ngoài lề lối cổ điển, mà nhà sản xuất tin rằng sẽ khiến cho rượu rất ngon. Nhưng liệu nó có thật sự ngon hay không thì còn tùy ở tài năng nhà sản xuất và nhiều yếu tố khác nữa. Riêng cái nhãn hiệu Super-Tuscan không đủ đảm bảo là rượu sẽ ngon tuyệt.

Giá tiền của những chai Super-Tuscan cũng khác nhau rất nhiều, đi từ $30 đén $75 và một vài chai còn vượt quá mức $100 nữa. Chai Sasicaia vừa được đưa ra thị trường là vào khoảng $160 và có những nhà sưu tập sẵn sàng trả hơn $200 để có những chai cũ hơn.

Rượu Super-Tuscan làm bằng loại nho gì?

Bằng bất cứ loại nho gì, hoặc bằng một số những loại nho được pha trộn với nhau, mà nhà sản xuất nghĩ là sẽ tạo ra được rượu ngon. Có nhà vẫn dùng loại nho bản xứ Sangio 100%, nhưng phần lớn những chai Super-Tuscan thượng hạng đều được làm bằng mấy loại nho tốt nhất của vùng Bordeaux như Carbernet Sauvignon và Merlot mà khi đem trồng ở những nới khác như Napa Valley cũng đã làm ra rượu ngon hết xảy. Dưới đây là một số những chai Super-Tuscan danh tiếng nhất và những loại nho được dùng:

  • Sasicaia: 75% Carbernet Sauvignon, 25% Carbernet Franc
  • Ornellaia: Hầu hết là Carbernet Sauvignon, có thêm chút ít Merlot và Carbernet Franc
  • Solaia: 80% Sangiovese, 20% Carbernet Sauvignon
  • Masseto: 100% Merlot
  • Cepparello: 100% Sangiovese
  • Grattamaco: Sangiovese, Malvasia Nera, Carbernet Sauvignon với những tỉ lệ không nhất định
  • Prunaio: Phần lớn là Sangiovese

 

  • VENETO

Là một vùng làm rượu làm nho rất lâu đời của Ý, Veneto trải rộng từ chân dãy núi Alps xuống đến bờ biển Adriatic. Do đó, vùng này có thể được chia làm hai khu vực với khí hậu khác nhau rõ rệt.

Một khu vực gồm những khu vực đồi núi ghập ghềnh, có chỗ ở trên cao tới 9,000 feet. Một khu vực đồng bằng và thung lũng, được bồi đắp bằng đất phù sa của mấy con sông lớn đổ ra biển Adriatic.

Nói về sản lượng, Veneto làm ra một khối lượng rượu vang khổng lồ, đứng vào hàng hthuws nhì trong tất cả các vùng làm rượu ở nước Ý, chỉ sau Aulipia ở miền Nam. Nhưng về phẩm chất, rượu vang ở Aupulia kém hơn, chỉ có một phần tương đối ít được xếp vào hàng DOC, trong khi tỉ lệ rượu ở cấp DOC và DOCG của vùng Veneto cao hơn nhiều.

Mặc dầu rượu vang được sản xuất tại đây gồm nhiều thứ khá phức tạp, làm bằng nhiều loại nho khác nhau, nhưng ta có thể chia ra 3 thứ tiêu biểu, gồm 1 trắng và 2 đỏ cho giản dị, dễ nhớ:

  • Soave: Rượu trắng, được làm bằng loại nho bản xứ Garganega ít nhất 70% và có thể chứa đựng tới 30% những thứ nho khác nhau như Chardonay, Trebbiano hoặc Pinot Blanc trong đó.
  • Valpolicella: Rượu đỏ được làm bằng 3 loại nho chính pha trộn với nhau là Corvina, Rondinella và Molinara.
  • Bardolion: Cũng được làm bằng những thứ nho hệt như Valpolicella nhưng nho được trồng ở những khu vực khác và được pha trộn theo tỉ lệ khác.

Valpolicella còn có một hình thức rất đặc biệt được gọi là Amarone della Valpolicella.

Muốn làm ra thứ rượu này nhà sản xuất phải tốn nhiều công phu hơn. Váo mùa hái nho, người ta phải lựa riêng ra những chùm nho tốt nhất rồi đem đặt chúng vào những dàn gỗ có nhiều tầng, mỗi tầng được lát bằng những thanh gỗ mỏng đan xéo nhau cho thông hơi. Những dàn gỗ này được dựng ở những nơi thoáng khí, mát mẻ. Cứ phải hai tuần lễ phải lật ngược những chùm nho lên để chúng khỏi bị ẩm mốc.

Nho tiếp tục được phơi khô ở chỗ mát như vậy cho đến khoảng giữa tháng giêng thì nó đã mất đi từ 20% đến 60% lượng nước ở bên trong nên chất đường còn lại rất cô đọng. Đến lúc ấy nó mới được ép vỡ ra và cho lên men. Rượu làm ra sẽ có nồng độ alcohol cao hơn và mùi vị rất đậm đà. Giá bán cũng dĩ nhiên đắt hơn loại Valpolicella thông thường khá nhiều.

Rượu vang Ý sản xuất ở các vùng từ Bắc chí Nam gồm rất nhiều thứ khác nhau và mùi vị cũng khác nhau rất xa.

Nhưng rượu Ý được làm ra trước hết và phần lớn, là để uống chung với đồ ăn trong những bữa ăn hằng ngày. Mà đồ ăn Ý thì dùng rất nhiều nước xốt làm bằng cà chua (tomato sauce), nhất là trong những món pasta. Bởi vậy phần lớn rượu Ý đều có đặc điểm chung là “fruity”, tức vẫn còn vị ngọt mát của nước nho, để có thể đi kèm với sauce cà chua.

Sản phẩm bạn đã xem gần đây

Hệ Thống Cửa Hàng