Rượu Vang Mỹ

RƯỢU VANG MỸ hiện giờ đứng hàng thứu tư trên thế giới về sản lượng rượu vang, sản xuất khoảng 2,200 triệu lit mỗi năm trong những năm đầu của thế kỉ 21, chỉ sau Ý, Pháp và Tây Ban Nha.

Nhân dân Mỹ tiêu thụ một số lượng rượu vang lớn gần bằng số lượng mà họ sản xuất, tức là chừng 2,000 triệu lít mỗi năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ tính theo đầu người ở Hoa Kỳ vẫn con tương đối thấp, chỉ được xếp hạng thứ 34 so với các nước khác.

Trong khi dân Âu châu coi rượu vang như một thứ đồ uống cần phải có trong bữa ăn hằng ngày thì dân Mỹ phần nhiều chỉ uống rượu vang vào những dịp đặc biệt mà thôi. Bởi thế, mức tiêu thụ trung bình hằng năm tính theo đầu người ở Pháp là 67 lít, ở Ý là 62 lít, còn ở Mỹ chỉ là 9 lít.

VÀI HÀNG LỊCH SỬ

Mặc dầu rượu vang đã được các di dân gốc Âu châu làm ra ngay từ khi Hoa Kỳ mới lập quốc nhưng chỉ trên quy mô rất nhỏ, mục đích là để cho chính họ dùng trong gia đình hơn là abns ra thị trường. Bắt đầu từ thế kỉ thứu 19, người ta đã thấy có những hãng làm rượu vang trên căn bản thương mại ở các tiểu bang New York và California nhưng phẩm chất còn tương đối kém. Giới giàu có thuộc gia cấp thượng lưu xã hội muốn thưởng thức rượu vang ngon vẫn cứ phải tìm mua rượu nhập cảng từ Âu châu, nhất là rượu Pháp.

Sang đến đầu thế kỉ thứ 20, phẩm chất rượu nội hóa của Mỹ càng ngày càng kahs hơn vì người ta đã tìm ra được những vùng thủy thổ và khí hậu đặc biệt thích hợp cho các giống nho làm rượu đem từ Âu châu qua. Mức sản xuất dần dần gia tăng, phẩm chất cũng cải tiến rất nhiều, và rượu vang có triển vọng trở thành một ngành công nghiệp phát đạt, đem lại nhiều sự thịnh vượng cho nhiều khu vực trồng nho ở miền Bắc tiểu bang New York và vùng duyên hải California.

LUẬT CẤM RƯỢU

Rượu vang Mỹ đang trên đà tiến triển tốt đẹp thì bỗng nhiên nó bị chết ngắc ngoải vì một đạo luật cấm rượu đueọc ban hành trên toàn quốc, gọi là Prohibition.

Theo luật này, tất cả mọi thứ rượu, dù là rượu vang hay rượu mạnh, đều bị cấm chỉ hoàn toàn. Người dân Mỹ không được phép làm rượu, bán rượu hoặc ngay cả uống rượu, dù là ở tư gia hay tiệm ăn. Tất cả mọi giống nho làm rượu đang mọc tươi tốt trên các ruộng nho đều bị nhổ bật gốc và thay thế bằng những loại hoa màu khác. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là những ruộng nho của Nhà Thờ dùng để làm rượu lễ thì được miễn trừ vì Hiến Pháp quy định phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng.

SỰ HỒI PHỤC

Bước đường hồi phục đã hết sức kho khăn trắc trở. Tuy người ta được phép làm rượu trở lại nhưng vì mức tieu thụ tiếp tục yếu kém nên cũng chẳng có mấy ai muốn bỏ tiền bạc và công sức vào nghành này, nhất là hồi ấy dân chúng Mỹ còn đang xính vính vì cuộc Đại Khủng  Hoảng Kinh Tế. Ngay cả ở California, các hãng làm rượu cũng chỉ tập chú vào việc sản xuất rượu ngọt được tăng cường nồng độ kiểu như Porto hay Madeira, hoặc rượu vang loại xoàng gọi là jug wine, đựng trong những bình to bự cỡ 1 gallon (tức là gần 4 lít), cho giới bình dân uống hằng ngày.

Tình trạng đáng buồn đó cứ kéo dài cho đến đầu thập niên 1960 thì ngành công nghiệp rượu vang ở California mơi bắt đầu khởi sắc về phẩm chất nhờ những cố gắng vượt bực của các nhà làm rượu đi tiên phong như Robert Mondavi hay Georges de Latour.

 Thay vì sản xuất jug wine với giá rẻ để bán ra cho thật nhiều, họ chuyên chú vào việc tạo ra những thứ rượu thơm ngon đặc sắc và khá đắt tiền, nhưng lại được công chúng rất hoan nghênh. Những chai Cabernet Sauvignon, Reserve của Robert Mondavi hay Private Reserve của Georges de Latour làm ra ở Napa Valley hồi thập niên 1960 đã trở thành những chai rượu quý mà các nhà sưu tập còn lưu trữ trong hầm rượu của họ cho tới ngày nay.

 Qua thập niên 1970, người ta được chứng kiến sự xuất hiện của một loạt nhà làm rượu thuôc thế hệ trẻ, hăng hái, bạo dạn và có nhiều sáng kiến, thí dụ như Warren Winiarski. Chai rượu Cabernet Sauvigonon của Stags’ Leap Wine Cellars, do ông làm ra năm 1973 đã đánh bại tất cả các chai rượu thượng thặng của vùng Bordeaux trong một cuộc nếm thử theo kiểu bịt kín nhãn hiệu (blind tasting), được tổ chức tại Paris năm 1976, khiến cho dư luận phải sững sờ kinh ngạc

NHỮNG BƯỚC TIẾN VƯỢT BỰC

Những nỗ lực khai phá của các nhà làm rượu có tinh thần cải tiến kể trên, và những thành công rực rỡ của họ, đã thổi một luồn sinh khí mới vào ngành công nghiệp rượu vang Mỹ. Phấn khởi trước tình trạng này, các hãng rượu nho nhỏ gọi là Boutique Wineries, chú trọng đến phẩm chất nhiều hơn số lượng, bắt đầu mọc lên như nấm trong vùng Napa Valley, rồi kế đó là Sonoma Valley và nhiều nơi khác nữa dọc theo bờ biển California.

Sự thực là hơn 70% các hãng rượu danh tiếng nhất ở California hiện giờ đã không hề hiện hữu trước năm 1970. Ở New York thì khoảng 80% các hãng rượu đang hoạt động tại đó mới chỉ được thành lập kể từ sau năm 1976.

Trong khi các đại công ty như E.J. Gallo, Paul Masson, Carlo Rossi, v.v… tiếp tục gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước thì các hãng nhỏ như Caymus, Silver Oak, Shafer, Plumpjack… chú trọng nhiều hơn đến việc cải tiến phẩm chất, sao cho rượu Mỹ trở thành tuyệt hảo không thua kém bất cứ thứ rượu nào khác trên thới giới.

Chính nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ cộng thêm với việc áp dụng các phương pháp mới, các kỹ thuật cao trong tiến trình làm rượu, mà rượu vang Mỹ càng ngày càng được giới sành điệu ở trong nước hâm mộ và dần dần gia tăng số bán trên thị trường quốc tế. Rượu vang Mỹ bán ra ngoại quốc hiện giờ mỗi năm thu về gần hai tỷ đô 

ruou vang my

 

CÁC VÙNG TRỒNG NHO CỦA MỸ

AMERICAN VITICUL TURAL AREAS (AVA)

Ở Âu châu, người ta tin rằng phẩm chất của rượu vang được quyết định phần lớn bởi đất đai và khí hậu, hay nói cho ngắn gọn là thủy thổ (terroir) của nơi trồng nho. Người Pháp thường tuyên bố một cách hãnh diện rằng thủy thổ ở các vùng trồng nho danh tiếng của họ “thay đổi theo với mỗi bước chân đi”.

Chính vì thế mà cũng là giống nho Pinot Noir trồng trên miến đất của Domaine de la Romanee Conti khi làm ra rượu thì bán với giá từ ba bốn trăm cho đến vài ngàn một chai. Nhưng nếu trồng trên thửa đất kế cận của một hãng rượu khác cách đó chừng vài chục thước thì giá bán chỉ ba bốn chục đô la thôi.

Người Mỹ thoạt tiên có vẻ hoài nghi tầm quan trọng quá lớn mà Âu châu gán cho thủy thổ. Họ cho rằng phẩm chất của rượu vang được quyết định phần lớn bởi loại nho được lựa chọn và tài khéo của nhà làm rượu.

Bởi vậy, điều được họ nêu rõ trước nhất là loài nho, thí dụ Cabernet Sauvignon, và nhà nào làm ra chai rượu, thí dụ Silver Oak. Nhưng càng về sau họ càng nhận thấy là vùng đất trồng nho, với những thành phần địa chất và điều kiện khí hậu đặc biệt của nó, quả có đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo rượu ngon.

 Năm 1978, chính quyền Mỹ đã ban hành đạo luật đầu tiền vế nơi xuất xứ của rượu vang, ấn định ranh giới của những vùng trồng nho làm rượu trên đất Hoa Kỳ, gọi là American Viticultural Area (AVA).

Vào năm 2002, trên toàn quốc Hoa Kỳ có 146 AVA được chính thức công nhận, phần lớn là ở trong bang California. Nếu so sánh thì AVA của Mỹ cũng tương tự như AOC của Pháp.

AVA không bị hạn chế bởi ranh giới địa dư hay hành chính. Nó có thể bao gồm một giải đất nằm vắt ngang qua 2 tiểu bang hay 2 quận hạt khác nhau . Thí dụ Columbia Valley là một AVA trong tiểu bang Washington nhưng lại trải rộng ra khá nhiều qua biên giới của tiểu bang Oregon.

Nó có thể rất lớn hoặc rất nhỏ. Một AVA lớn có thể chứa đựng nhiều AVA nhỏ. Thí dụ: Sonoma Valley là một AVA lớn. Nằm bên trong Soonoma Valley lại có nhiều AVA khác nhở hơn như Alexander Valley, Russian River Valley, Chalk Hill, Dry Creek, v.v…

Điều đáng chú ý là luật AVA của Mỹ tuy ấn định khu vực rõ rệt nhưng không bắt buộc các nhà làm rượu ở bên trong khu vực đó phải tuân thủ những hạn chế ngặt nghèo như luật AOC của Pháp, hay DOC của Ý.

Ở Pháp, các nhà làm rượu trong vùng Bourgogne mà muốn có cái tên AOC danh tiếng như Gevrey-Chambertin hay Pommard chẳng hạn thì chỉ được dùng nho Pinot Noir 100%, không được pha chế bất cứ thứ nho nào khác. Ở vùng Tuscany bên Ý, nếu bạn muốn làm chai rượu Brunello di Montalcino, bạn bắt buộc phải dùng nho Brunello 100%.

Nhưng ở Mỹ, khi nhà sản xuất nêu tên những AVA rất có uy tín như Napa Valley hay Sonoma Valley trên nhãn hiệu của chai rượu, họ không bị bắt buộc phải dùng một loại nho nhất định nào hay pha chế theo một công thức đặc biệt nào. Họ có toàn quyền sáng tạo.

CÁC ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC CỦA RƯỢU VANG MỸ

Rượu vang Mỹ không có cấp bậc rõ rệt như ở Pháp. Muốn được chứng nhận nguồn gốc xuất xứ từ một AVA, rượu vang Mỹ tuy phải tuân thủ một số điều đòi hỏi, nhưng dù sao cũng không được ngặt nghèo như bên Âu châu:

  • Nếu chai rượu muốn đề chữ “American Wine” thôi thì chỉ cần một điều kiện là nó phải được làm bằng nho trồng ở một nơi nào đó trong nước Mỹ.
  • Nếu muốn nghi nơi sản xuất là một tiểu bang quận hạt thì ít nhất 75% rượu trong chai phải có nguồn gốc từ tiểu bang hay quận hạt đó. (Riêng bang California quy định là 100% rượu phải bắt nguồn từ California)
  •  Trong trường hợp nhãn hiệu ghi rõ nơi xuất xứ là một AVA, chai rượu phải chứa đựng ít nhất 85% rượu từ AVA đó.
  • Nếu muốn dùng tên của một vườn nho danh tiếng làm nơi xuất xứ, ít nhất 95% rượu trong chai phải được làm bằng nho trồng ở khu vườn được nêu tên.

Hiện giờ tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ đều có trồng nho làm rượu không ít thì nhiều. Ngay cả Alaska lạnh giá cũng làm được chút ít rượu vang, đăc biệt là rượu đông đá.

Nhưng quan trọng nhât vẫn là California vì 90% sản lượng rượu vang của Hoa Kỳ là do bang này làm ra. Kế đó là Oregon, Washington và New York. Các bang khác tuy cũng làm rượu vang ngon nhưng nói chung vẫn chưa đạt tới mức phẩm chất và số lượng cần thiết để được thị trường quốc tế chú ý đến.

  • CALIFORNIA

Khi nói tới rượu vang Mỹ người ta nghĩ đến Calfornia, không phải chỉ vì nó sản xuất ra nhiều rượu nhất mà còn vì phẩm chất của rượu vang California không thua kém bất cứ nước nào khác trên thới giới, nếu không muốn nói là còn vượt trội hơn về một vài phương tiện.

California quy tụ được nhiều yếu tố thuận lợi để làm ra rượu vang ngon ( thủy thổ, khí hậu, kỹ thuật, nhân công) hơn hầu hết các nước Âu châu, kể cả nước Pháp, nơi vẫn được coi như thánh địa của rượu vang.

Ở Pháp, thời tiết thay đổi rất thất thường từ năm này qua năm khác, gây ảnh hưởng sâu đậm tới phẩm chất của rượu vang. Được những năm mưa thuận gió hòa như năm 2000 hay 2005 ở vùng Bordeaux chẳng hạn, phẩm chất rượu có thể nói là tuyệt hảo. Nhưng gặp phải những năm mưa gió lụt lội đúng vào thời kỳ hái nho, như năm 2002 ở vùng Chateauneuf-du-Pape, thì cả một mùa nho năm đó coi như bị tiêu tùng. Nhà nào có gắng gượng làm rượu bằng những chùm nho chưa kịp chín tới và bị sũng nước thì rượu cũng lạt thếch, ít ai muốn mua.

California trái lại rất ít mưa, ban ngày thì đầy nắng để trái nho nảy nở và chín tới, ban đêm lại mát mẻ nên nho có thể trưởng thành một cách từ từ, phát triển được đầy đủ những thành tố cần thiết để làm ra rượu tốt. Mưa dầm và lụt lội rất hiếm khi xảy ra ở những vùng làm rượu nên California chỉ phải lo thiếu nước để tưới ruộng nho, những vấn đề đó dễ chữa hơn là thừa nước. Trong lúc cây nho nở hoa và kết trái cũng không có sự đe dọa của băng giá mùa Đông bỗng nhiên trở lại như ở Âu châu.

Ngoài ra, với những kỹ thuật tân tiến trong lãnh vực trồng nho và làm rượu do các trường đại học đề xướng, đặc biệt là University of California at Davis (UC Davis) và California State University at Fresno (Cal-State), các nhà làm rượu trẻ tuổi, hăng hái và đầy sáng kiến ở tiểu bang này đã thực sự tạo một cuộc cách mạng, nâng cao phẩm chất của rượu vang Mỹ lên tới những mức độ chưa từng thấy chỉ trong vòng ba bốn chục năm qua.

California có diện tích rộng lớn bằng cả một quốc gia cỡ trung bình bên Âu châu, với những thành phần địa chất, thủy thổ và khí hậu rất khác biệt nhau nên mỗi vùng lại thích ứng cho một số loại nho nào đó.Một vài vùng được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi như Napa Valley và Sonoma Valley, có thể sản xuất vừa rượu đỏ, vừa rượu trắng, thêm cả rượu sủi bọt, thứ nào cũng được người tiêu thụ ở khắp nơi khen ngợi.

Dọc theo chiều dài của tiểu bang California, trên sườn núi, dưới chân đồi, trong những vùng thung lũng thấp, người ta đều thấy những ruộng nho và những cơ sở làm rượu. Để dễ phân biệt, tiểu bang này thường được chia thành 4 vùng từ Bắc xuống Nam, cùng với  những khu vực làm rượu chính trong đó:

  • NORTH COAST   VÙNG BỜ BIỂN PHÍA BẮC

Nơi làm ra những chai rượu vang ngọt và nổi tiếng nhất của Mỹ, gồm các quận hạt quan trọng như:

  • Napa Valley
  • Sonoma Cuonty
  • Mendocino và Lake Counties

        SIERRA FOOTHILLS

       Đây là khu vực sản xuất rượu vang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, gồm mấy quận ở dưới chân rặng núi Sierra Nevada, về phía Đông thủ phủ Sacramento, như Yuba, Nevada, Placer, El Dorado, Amador, Calaveras, Tuolomne và Mariposa.

 

  • CENTRAL COAST   VÙNG BỜ BIỂN MIỀN TRUNG

Gồm những khu vực nằm về phía Đông và Đông-Nam Vịnh San Francisco xuống tới gần Los Angeles.

  • Livermore và Santa Clara Valleys
  • Santa Cruz Mountains
  • Monterey Counties
  • San Luis Obispo County
  • Santa Barbara County

 

  • SOUTH COAST   VÙNG BỜ BIỂN PHÍA NAM

Gồm các khu vực ở chung quanh thành phố San Diego, không quan trọng lắm vì sản lượng tương đối nhỏ và phẩm chất chưa đạt tới mức xuất sắc

  • CENTRAL VALLEY   VÙNG TRUNG CHÂU

Một thung lũng rộng mênh mông và rất phì nhiêu, với khí hậu lục địa nên rất nóng. Cây nho trồng ở đây cho thật nhiều trái, nhưng trái nho không làm ra được rượu hảo hạng. Phần lớn lượng nho thâu hoạch được đều dùng vào việc sản xuất jug wine.

  • NAPA VALLEY

Đối với phần đông mọi người ở bên trong cũng như bên ngoài nước Mỹ, Napa Valley tượng trưng cho vùng làm rượu ngon nhất của California, hay nói chung là của Hoa Kỳ. Nói như vậy nghe hơi bất công cho các tiểu bang khác như Washington, Oregon, New York, nhưng không phải là không đúng.

Chính nhờ những chai rượu có phẩm chất tuyệt vời của Napa Valley mà Hoa Kỳ đã tự tạo được cho mình một địa vị ưu thắng trên thị trường rượu vang thế giới.

  • VÀI DÒNG ĐỊA DƯ

Quận Napa nằm ở phía trên vịnh San Pablo, cách thành phố San Francisco chừng 50 miles về phía Bắc. Khách du lịch có thể đi theo một trong 2 con đường chạy song song với nhau từ Nam lên Bắc, là State Route 29 hoặc Silverado Trail.

Dọc theo 2 bên đường là những cơ sở làm rượu với tên tuổi lẫy lừng như Robert Mondavi, Beaulieu Vineyards, Caymus, Shafer v.v… Với mức cầu rượu vang ngày càng gia tăng trên khắp thới giới, Napa Valley đã phát triển mau lẹ vượt bực chỉ trong vòng ba bốn chục năm qua.

Năm 1960, toàn thể vùng này chỉ có 25 nhà làm rượu. Con số đó hiện giờ đa tăng vọt lên đến hơn 300.

Từ thành phố Napa ở miền Nam, đi lên phía Bắc, ta sẽ gặp các thị trấn Yountville, Oakville, Rutherford, St. Helena và Calistoga. Ngoại trừ Calistoga, tất cả đều là những AVA nhỏ, có cá tính nổi bật rất được hâm mộ, nằm bên trong một AVA lớn là Napa Valley. AVA lớn này còn gồm một số AVA nhỏ khác nữa ở vùng đồng quê hẻo lánh hơn như:

  • Spring Mountain, Diamond Mountain, và Mt.
  • Veedr (trên dãy núi phía Tây).
  • Howell Mountain, Stags Leap District và Atlas
  • Peak (trong vùng đồi núi ở phái Đông).
  • Chiles Valley (ở miền cực Đông của Napa Valley).
  •  Wild Horse Valley (Đông Nam của Napa).
  •  Carneros (một phần nằm trong Napa Valley, một phần khác nằm trong Sonoma).

        Địa thế của vùng thung lũng Napa có điểm đặc biệt là nó được bao bọc bởi những dãy núi đồi ở phái Bắc, phía Đông và phía Tây, còn phía Nam thì lại tiếp giáp với vịnh San Pablo nên nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của gió biển đem theo sương mù từ vùng vịnh thổi lên. Carneros, nằm sát gần vùng vịnh, là nơi có khí hậu mát mẻ nhất và rất thích hợp cho các loại nho ưa lạnh như Chardonnay và Pinot Noir.

       Càng đi xa hơn lên phía Bắc, khí hậu càng nóng hơn nên các loại nho ưa thích được nhiều nắng như Cabernet Sauvignon và Merlot lại phát triền rất tốt.

  • CÁC LOẠI NHO LÀM RƯỢU Ở NAPA VALLEY

      Với địa thế và khí hậu gồm nhiều nơi khác biệt như vậy, Napa Valley đã được các nhà làm rượu dùng làm thí điềm để trồng thử gần như đủ mọ loại nho khác nhau, rồi chiêm nghiệm xem loại nào phát triển tốt nhất trên mảnh đất nào. Bởi vậy mà có nhà làm tới 20 thứ rượu bằng những loại nho đang được giới tiêu thụ ưa thích nhất. Rốt cuộc thì người ta thấy chỉ có 6 loại là có thể đạt tới những đỉnh cao về phẩm chất. Hai loại trắng là Chardonnay và Sauvignon Blanc. Bốn loại đỏ là Cabernet Sauvignon, Merlot, Pinot Noir và Zinfandel.

Những xét cho cùng, danh tiếng của Napa Valley vẫn được dựa phần lớn trên một loại nho đỏ có mùi vị đặc biệt thơm ngon, nồng đậm, mạnh mẽ là Cabernet Sauvignon, nhất là nếu nó được trồng ở những cánh đồng nhiều nham thạch do núi lửa hồi xưa để lại trong quận Stags Leap.

Ngoài ra, người ta còn làm nhiều thứ rượu ngon bằng cách pha trộn bốn năm loại nho phổ thông nhất của vùng Bordeaux vào với nhau, thí dụ như chai Cinq Cepages của Chateau St. Jean. Loại rượu pha này được gọi là MERITAGE.

  • SONOMA COUNTY

Sonoma và Napa nằm sát cạnh nhau và cùng làm ra những chai rượu ngon xấp xỉ như nhau nhưng cái phong cách và đặc điểm của mỗi vùng khác nhau rất rõ rệt. Phần lớn các cơ sở sản xuất rượu ở Napa đều sang trọng, đồ sộ trong khi phần lớn các nhà làm rượu ở Sonoma đều có vẻ môc mạc, đoen sơ. Sonoma vẫn còn giữ được cái đăc tính của một vùng đồng quê, trong khi Napa đã thành thị hóa rất nhiều.

Là hàng xóm sát vách với Napa Valley về phía Tây nhưng Sonoma ít được công chúng biết đến hơn vì các nhà làm rượu không ở sát gần nhau thành một dãy dài, dọc theo hai con đường chính như ở Napa nên không nhận tiện lắm cho du khách đén thăm.

Các AVA cũng không được phân chia một cách rõ ràng và hợp lý như ở Napa, trái lại chúng xen lấn vào nhau, nằm bên trong nhau hoặc ở cách nhau quá xa, khiến người ta kho nhận, khó nhớ.

Đất đai và khí hậu của các AVA bên trong Sonoma cũng có nhiều khác biệt. Càng ở gần vịnh San Pablo dưới miền Nam càng mát, và càng lên cao trên phía Bắc càng nóng. Mỗi AVA lại thích hợp cho một loại nho nào đó để có thể phát triển đến cao độ nên phẩm chất rượu ở đây không thua kém Napa. Cũng vì thế mà Sonoma càng ngày càng được thêm nhiều hãng rượu khổng lồ tìm đến đầu tư. Sonoma hiện giờ la nơi thiết đặt cơ sở của những đại công ty như Gallo of Sonoma, Sebastiani, Glen Ellen, Korbel, Kandall-Jackson, Simi và Jordan.

Mặt khác, Sonoma cũng có một số những hãng nhỏ kiểu Boutique Winery, sản lượng tuy ít nhưng phẩm chất tuyệt vời, thí dụ Marcassin, Kistler chuyên làm rượu trắng bằng Chardonnay; Peter Michael, Paul Hobbs chuyên làm rượu đỏ bằng Cabernet Sauvignon, và Rochioli sở trường về Pinot Noir.

So với Napa thì Sonoma có diện tích lớn hơn và trải rộng ra nhiều vùng thủy thổ khác biệt hơn. Các AVA của Sonoma County tính từ Nam lên Bắc đại khái là như sau.

  • SONOMA VALLEY: Nằm dưới thung lũng thấp, đặc biệt thích hợp cho Chardonnay, kế đó là Pinot Noir, Cabernet Sauvignon và Zinfandel.
  • SONOMA MOUNTAIN: Nằm trên vùng núi cao, rất tốt cho Cabernet Sauvignon.
  • RUSSIAN RIVER: Trải dọc theo lưu vực của sông Russian, hợp với Pinot Noir, Chardonnay và Zinfandel.
  • SONOMA GREEN VALLEY: Nhỏ xíu, nằm trong Russian River AVA, sản xuất nhiều chardonnay và Pinot Noir để làm rượu sủi bọt.
  • CHALK HILL: Cũng nằm trong Russiam River AVA, có nhiều đá vôi nên rất hợp cho 2 loại nho trắng Chardonnay và Sauvignon Blanc.
  • ALEXANDER VALLEY: Nằm về phía Tây của con dduongf chính là quốc lộ 101. Đây là đất dụng võ của Zinfandel và Cabernet Sauvignon.
  •  KNIGHT VALLEY: Kế cận Alexander về phía Bắc. Nho đỏ là Cabernet Sauvignon, nho trắng là Sauvignon Blanc.
  •  ROCKPILE: Ở xa hơn về phía Bắc, đây là AVA mới nhất dược thêm vào quận Sonoma. Đáng chú ý vì Zinfandel, Syrah và Petite Syrah.

Một AVA quan trọng khác ở phía Nam, ngay sát vịnh San Pablo là CARNEROS, nhưng một nửa thuộc về Napa, nửa kia lại nằm trong Sonoma. Đây là nơi mát mẻ nhất vì ở gần vịnh San Pablo, nơi có gió biển thổi vào, rất tốt cho Chardonnay và Pinot Noir.

  • VÙNG NÚI SANTA CRUZ

Mặc dầu chỉ cách khu thị tứ San Francisco ở phía Bắc có 1 tiếng đồng hồ lái xe, vùng núi Santa Crus với vẻ đẹp hùng vĩ của nó khiến người ta có cảm tưởng như đang ở một nơi hoang dã hoàn toàn. Chính cái nét thô sơ hoang dã này đã hấp dẫn được khá nhiều nhà làm rượu có biệt tài tới thiết lập cơ sở tại đây. Một trong những cơ sở đặc sắc nhất là Kathryn Kennedy, làm ra chai Cabernet Sauvignon với giá đắt dễ sợ (khoảng $160 đến $180) mà vẫn có khách mua hết ngay.

Santa Cruz Mountains là một AVA khá rộng lớn nhưng diện tích đất trồng nho vẫn còn tương đối nhỏ (khoảng 265 acres vào năm 2004) và các vườn nhỏ ở rải rác cách nhau khá xa. Ở bên phái trông ra Thái Bình Dương. Khí hậu mát mẻ nhờ gió biển nên Pinot Noir mọc rất tốt. Ở bên phía nhỉn vào vịnh San Francisco, khí hậu nong hơn nên rất thích hợp cho Cabernet Sauvignon. Nhưng Chardonnoy thì phồn thịnh ở cả 2 phía.

  • WASHINGTON STATE

Đối với đại đa số những người yêu thích rượu vang thì Washington là một vùng đất lạ, ít ai biết tới. Lý do chính có vẻ là vì những vùng sản xuất rượu vang lớn nhất cyar bang này đều ở sâu lục địa , bị ngăn cách với khu đô thị Seattle và vùng duyên hải bởi rặng núi Cascades  , chạy dọc suốt tiểu bang từ Bắc chí Nam.

Rặng núi này chia đôi tiểu bang thành 2 phía: Phía Tây là vùng duyên hải ven Thái Bình Dương có khí hậu đại dương, mát mẻ, nhiều mưa và cỏ cây hoa lá mọc đầy. Phía Đông là vùng đất rộng mênh mông có khí hậu lục địa, khô hạn, nắng cháy, mùa Hè rất nóng và mùa Đông rất lạnh. Phần lớn các vườn nho của Washington được thiết lập tại vùng phía Đông này, trải rộng trong 2 thung lũng Columbia và Yakima.

Vì có dãy núi Cascade cao ngất như bức trường thành cản trở nên mây từ ngoài biển thổi vào bị ngăn chặn lại gần hết, không thể bay xa hơn tới thung lũng Columbia ở bên kia núi được, bởi thế nơi đây rất ít mưa.

Đất đai ở các thung lũng Columbia và Yakima lẽ ra cũng khô khan cằn cỗi gần như bãi sa mạc, như may nhờ có con sông Columbia đem nước tới nên các nông gia có thể biến những nơi này thành một vùng đất xanh tươi, ban ngày thì đầy nắng ban đêm lại mát mẻ, rất thích hợp cho việc trồng nho.

Khí hậu ở đây khô ráo nên những loài nấm mốc và sâu bọ gây hại cho cây nho, như Phylloxera chẳng hạn, không nảy nở được, nhờ vậy mà nho mọc rất khỏe, đặc biệt là những loại nho làm ra rượu ngon của vùng Bordeaux như Merlot, Cabernet Sauvignon, Cabernet Franc, Sauvignon Blanc, Chardonnay và Semillon.

Nho Merlot ở thung lũng Columbia phát triển tốt đến mức một trong những hãng rượu lớn nhất tại đây là Columbia Crest đã sớm nhận ra điều đó và đã dùng Merlot để làm ra thứ rượu rất ngon mà giá tiền chỉ khoảng dưới $10.

Được giới tiêu thụ hoan nghênh nông nhiệt, chai Merlot, Grand Estates Series của Columbia Crest đã trở thành thứ rượu bán chạy nhất ở Hoa kỳ trong mức giá tiền đó. Nhiều thứ rượu khác của Washington, do các hãng khác như Chateau Ste. Michelle sản xuất, cũng được nổi tiếng là phẩm chất tốt mà giá hạ.

Ngành trồng nho làm rượu của bang này thực ra còn non trẻ, so với California. Ngoại trừ 2 hãng lớn nói trên, đã được thiết lập từ những năm 1960, còn hầu hết các hãng khác đều mới được thành hình vào hồi cuối thập niên 1980.

Chỉ trong vòng vài chục năm qua, đã có tới hơn 200 hãng rượu mới ra đời, khiến cho Washington mau lẹ qua mặt cả New York về khối lượng để trở thành tiểu bang sản xuất rượu vang lớn vào hạng nhì của Mỹ, chỉ sau California.

Washington có 5 vùng trồng nho làm rượu, trong đó 2 vùng có diện tích rất rộng lớn và 3 vùng nhỏ hơn:

  • Columbia Valley: Một trong những AVA lớn vào bậc nhất ở nước Mỹ, bao gồm tới 1/3 đất đai của tiểu bang, lan tràn qua cả bang Oregon kế cận. Khách đến thăm các hãng rượu có trụ sở ở gần thành phố Seattle ít ai biết bằng Seattle chỉ là nơi đặt cơ sở sản xuất, còn nho làm rượu thì được trồng ở mãi tận Columbia Valley, cách xa đó mấy trăm dặm.
  • Yakima Valley: AVA này có diện tích lớn vào bậc gì trong bang Washington. Nhiều hãng rượu đã đặt cơ sở tại đây cho gần các ruộng nho để tiện việc sản xuất.
  • Walla Walla Valley: Mặc dầu vùng thung lũng này chỉ sản xuất có 5% tổng số nho của tiểu bang, nhưng lại là nơi đặt trụ sở của một số hãng rượu danh tiếng nhất như Leonetti Callar, Woodward Canyon Waterbrook Winery, Canoe Ridge và L’Ecole No. 41.
  •  Puget Sound: Đây là AVA duy nhất ở về phía Tây của dãy núi Cascades nên khí hậu mát mẻ và ẩm ướt hơn, rất thích hợp cho Pinot Ninor và Pinot Gris.
  • Red Mountain: Nằm về phía Đông Nam của thung lũng Yakima, đây là AVA nhỏ nhất và mới được thành lập của bang Washington. Vùng này ở trên cao và có nhiều đất sét nên trồng được những loại nho đỏ như Cabernet Sauvignon, Merlot và Syrah.

OREGON

Mặc dầu các loại nho làm rượu đã được trồng ở miền Nam tiểu bang Oregon và trong vùng thung lũng Willamette từ hồi giữa thế kỷ thứ 19, nhưng nghành công nghiệp rượu vang tân tiến của Oregon chỉ mới thực sự pháy triển từ hồi đầu thập niên 1960  và lớn mạnh rất nhanh.

Lúc khởi đầu chỉ có chừng dăm bảy hãng rượu với vài trăm mẫu đất (acres) trồng nho, hiện giờ con số các hãng rượu đã đến gần 200 và diện tích đất trồng nho là trên 11,000 acres.

Về vị trí địa dư, Oregon nằm về phía Bắc của California nên người ta cho rằng khí hậu phải mát mẻ hơn. Điều này đúng, nhưng mát mẻ không phải vì nó ở vĩ tuyến cao hơn mà là vì không có dãy núi nào ngăn cách các ruộng nho với sương mù, gió biển và những dòng nước lạnh dọc theo ven bờ Thái Binh Dương.

Chính vì có khí hậu tương tự như vùng Bourgogne của Pháp nên các loại nho Pinot Noir, Pinot Gris và Chardonay mọc ở đây rất tốt và làm ra rượu rất ngon.

Rượu vang của Oregon bắt đầu được thế giới bên ngoài biết đến và khen ngợi vào năm 1970 khi hãng rượu Eyrie Vineyards đưa chai Pinot Noir đầu tiên của họ ra thị trường. Nhưng phải mất một thời gian thử nghiệm, thay đổi và cải tiến trong 15 năm thì Pinot Noir sản xuất tại vùng thung lũng Willamette của bang Oregon mới chinh phục được sự kính nể và hâm mộ của giới tiêu thụ khắp nơi.

Willamette Valley là một vùng thung lũng được tạo thành bởi 2 rặng núi Coast Range và Cascades và có dòng sông Willamette đem nước đến tưới nên ít khi bị khô hạn. Thung lũng này nằm về phía Nam của thành phố Portland, nơi có những khách sạn, tiệm ăn và nhiều thắng cảnh hấp dẫn, mà lại chỉ cách Portland có 30 phút lái xe, nên rất tiện cho du khách tới thăm và nếm rượu của các hãng sản xuấ đặt trụ sở tại đây.

AVA mang tên Willamette Valley là một vùng trồng nho có diện tích rất rộng lớn, bao trùm nhiều quận khác nhau. Yamhill Country, ở ngay phái Tây Nam Porland là nơi quy tụ một số lớn những hãng rượu danh tiếng chuyên làm rượu Pinot Noir.

Những AVA quan trọng khác của Oregon là Umqua Valley và Rogue Valley. Hai nơi này có khí hậu tương đối ấm hơn Willamette, và cũng sản xuất nhiều thứ rượu có phẩm chất tốt, bằng những loại nho thuộc dòng họ Pinot như Pinot Noir, Pinot Blanc và Pinot Gris, cộng thêm với Chardonay và Riesling tại những ruộng nho trên đồi cao mát mẻ.

Trong những năm 1970, các nhà làm rượu ở Oregon cố gắng dùng Pinot Noir và Chardonay loại tốt nhất của họ để tạo ra những thứ rượu có mùi vị giống như rượu của vùng Coote d’Or bên Bourgogne.

Nhưng một là vì thủy thổ khác biệt nen điều này rất khó đạt được, và hai là vì càng ngày họ càng nhận thức ra rằng nếu ta chỉ cố bắt chước người thì ta chẳng bao giờ bằng người được, nhưng nếu ta tập trung nổ lực để làm nổi bật những nét đặc sắc của riêng ta thì lại có triển vọng vượt hơn người.

Và họ đã đi theo đường lối thứ hai. Bởi vậy, những chai Pinot Noir và Chardonay thượng hạng của Oregon hiện giờ đều tự xác định được những mùi vị thơm ngon riêng của nó mà không nhất thiết phải giống như Le Chambertin hay Corton-Charlemagne.

  • NEW YORK

Tiểu bang New York co một lịch sử làm rượu vang lâu dài hơn bất cứ bang nào khác ở miền Tây Hoa Kỳ. Những đợt di dân đầu tiên từ Âu châu sang Mỹ châu đã tìm cách mang theo những giống nho nơi quê hương họ tới trồng ở vùng đất mới để có thể làm rượu vang uống hằng ngày. Rượu vang là một phần trong nếp sống văn hóa từ nghìn xưa của dân gốc Âu châu nên bữa ăn mà không có rượu vang thì trở thành nhạt nhẽo vô duyên đối với họ.

Tuy nhiên, mọi cố gắng trồng nho của họ đều gặp phải 2 trở ngại lớn: Trước hết là khí hậu quá lạnh ở miền Bắc New York về mùa Đông khiến cho những giống nho làm rượu ở Âu châu không sao tồn tại được, kể cả những giống nho giỏi chịu lạnh nhuư Riesling. Thứ nữa nếu chúng có sống qua khỏi được mùa Đông thì những bệnh tật, vi khuẩn, nấm mốc và sâu bọ, đặc biệt là Phylloxera, của vùng Bắc Mỹ mà chúng chưa bao giờ gặp phải ở Âu châu, cũng khiến cho chúng chết mòn.

Sản phẩm bạn đã xem gần đây

Hệ Thống Cửa Hàng